• PHƯƠNG PHÁP TẠO RỄ CHO CÂY XANH BONSAI

    Khi trồng và chăm sóc các cây cảnh bonsai, điều làm các nghệ nhân tự hào nhất đó là tạo được một cây bonsai có bộ rễ thật lạ, thật đẹp. Sẽ không ít người có suy nghĩ rằng, tại sao những cây cảnh bình thường như Mai, Sung, Sứ….sau khi qua đôi tay chăm sóc và uốn nắn của con người lại trở nên đẹp và có bộ rễ nổi hoàn hảo đến như vậy. Hôm nay www.ChauHoa.vn sẽ giới thiệu đến các bạn một số kỹ thuật cơ bản để có thể tạo được bộ rễ nồi cho các cây xanh bonsai của mình.

    tạo ra một cây xanh bonsai lý tưởng và có giá trị cao

    Những yếu tố dưới đây khi kết hợp hài hòa với nhau sẽ tạo ra một cây xanh bonsai lý tưởng và có giá trị cao:

    • Bộ rễ dày, to, gân guốc nằm lộ khoảng 1/3 trên mặt chậu
    • Cây phải trổ nhiều hoa và hoa phải có màu sắc đẹp
    • Cành, nhánh cây xanh bonsai phải phân chi rõ ràng, mọc được những chồi non tốt.
    • Thân cây phát triển kiểu "đầu voi đuôi chuột" phần góc lớn hơn phần ngọn.
    • Vỏ câycàng sần sùi, lộ vẻ già nua càng tốt vì nó sẽ thu hút người thưởng thức hơn

    Xác định thời gian để tiến hành tạo rễ cho cây xanh bonsai

    Thời điểm thích hợp để tạo rễ cho cây là vào khoảng tháng 11 âm lịch đến hết mùa xuân năm sau, vào lúc này thời tiết tương đối êm ả, ngớt mưa dần, ít nắng gắt, dịu trời mát đất. Khi không lựa chọn thời gian thích hợp, nhiệt độ quá nóng, hay quá lạnh hậu sẽ làm cho cây dễ bị chết! Rễ của cây xanh bonsai là thành phần không thể thiếu, rễ hút nước và muối khoáng để nuôi cây và phát triển, đồng thời rễ còn giúp cho cây đứng vững trên mặt đất vì vậy công tác tạo dáng cho rễ cây phải hết sức cẩn trọng.

    Xác định thời gian để tiến hành tạo rễ cho cây xanh bonsai

    Bước 1: Chuẩn bị các vật dụng  cần thiết để tạo rễ cho cây xanh bonsai

    Đầu tiên chúng ta dùng tre non, chẻ một số cọc bằng chiếc đũa con dài khoảng 10-20cm vót cạnh, cắt nhọn một đầu. Chẻ một số ghim bằng cỡ chân nhang dài 12cm vót cạnh, nhọn 2 đầu, xoắn ở giữa gập đôi lại, chẻ một số lạc của lóng tre dài.

    Bước 2: Sang chậu, thay đất cho bonsai

    Trong công đoạn này ta vừa có thể tiến hành sang chậu, thay đất , vừa sắp xếp lại bộ rễ đối với những cây đã được 2-3 năm tuổi. Nên kiểm tra độ ẩm của đất trước khi thay chậu cho cây, nếu đất quá khô thì không  nên tiến hành, ta phải tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho cây, như vậy việc tiến hành sẽ thuận lợi hơn, không ảnh hưởng nhiều đến bộ rễ của các cây xanh bonsai.

    Sang chậu, thay đất cho bonsai

    Khi tiến hành ta phải bứng cây cẩn thận, nhẹ tay đưa ra ngoài, tránh đứt rễ nhất là những rễ cái dài, càng có lợi thế. Xới bớt đất chỉ còn một ít thôi, tay nắm thân nâng, tay kia đỡ lấy rễ, lật ngược cho ngọn quay xuống. Như vậy bao nhiêu rễ lớn bé của cây xanh bonsai cũng xuôi theo. Sau đó đem đặt thuận cây trở lại vào giữa chậu mới trên lớp đất trồng, đồng thời dùng cọc cắm và lạt giữ cây cố định.

    Làm được rễ nào cắm cọc và ghim giữ rễ cố định, khỏi bung về vị trí cũ.

    Dùng nước tưới cho ướt hết bộ rễ, đợi cho nước rút hết, bộ rễ lộ rõ ra ngoài thì ta tiến hành sắp xếp lại theo ý muốn. Đến công đoạn này các bước làm đều phải tiến hành cẩn thận, nếu không sẽ làm hại bộ rễ của cây xanh bonsai của bạn, banh những rễ ngắn trải đều tại chỗ, những rễ dài ở bên thừa để qua phía thiếu. Làm được rễ nào cắm cọc và ghim giữ rễ cố định, khỏi bung về vị trí cũ.

    kỹ thuật cơ bản để có thể tạo được bộ rễ nồi cho các cây xanh bonsai

    Dùng đất bột khô rải vào, rồi đổ nước đầy chậu một lần nữa, nước sẽ làm đất bột chui tới tận cùng hang hốc tiếp theo lấp gốc cây lại. Cuối cùng sử dụng rễ bèo hoặc xơ dừa xé nhỏ phủ mặt châu cây cảnh bonsai, đề phòng khi tưới đất trôi

    Đối với các  cây xanh bonsai to và chậu hoa lớn

    Cách thứ nhất: Dùng dao cùn xắn từ từ phần đất sát thành chậu các cây cảnh bonsai cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra hay trước đó một buổi ta tưới nước cho đất thật nhão, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra được. Nếu thấy bên nào bị thiếu rễ thì tưới nước nhiều lần hoặc đợi mưa đất mềm để dễ làm.

    Tiến hành cắt bỏ rễ lớn và rễ con đã quá già và chỉ chừa lại những rễ non. Nên dùng loại kềm bén để hớt bớt rễ, vết cắt cần cho ngọt, không được giập nát. Bộ rễ cây xanh bonsai sau khi xử lý xong phải được sắp xếp gọn gàng, tiếp theo là banh sửa lại rễ và lấp đất lại như cách hướng dẫn bên trên. Dùng nguyên mảnh vỏ dừa đem đập dập rồi úp tủ kín cái rễ ấy để bảo vệ cho nó được an toàn.

    Đối với các  cây xanh bonsai to và chậu hoa lớn

    Cách thứ hai: Nếu cảm thấy ngại lôi kéo sợ đứt rễ ta có thể ghép rễ cho cây xanh bonsai chính vừa tạo ra dáng đẹp cho rễ. Sử dụng cây cảnh bonsai phụ có thân tương ứng, bứng đem rửa hết đất và cắt tỉa nhánh cho gọn. Moi đất ở gốc cây chính chỗ bị thiếu rễ, lấp đặt cây phụ vào, dùng lạt buộc hai thân chúng lại. Tiếp tục công việc sắp xếp rễ tương tự như trên.

    Sau thời gian chừng 3 tháng, khi cây xanh bonsai phụ đã phát triển bình thường thì cắt bỏ toàn bộ phần trên, chỉ giữ lại một đoạn vừa đủ quấn vòng theo gốc chính. Dùng 2 mảnh tre thật già 3-4cm, một mảnh đặt trực tiếp ngay đầu mối cây vừa cắt, mảnh thứ 2 đặt gián tiếp ở vị trí đối diện. Dùng dây kim loại choàng hai mảnh tre áp vào, buột 3-4 nuột, siết thật chặt bằng kiềm, để thật lâu.

    Đối với tác phẩm bonsai, rễ còn là yếu tố làm tăng thêm vẻ đẹp, nhất là rễ lồi trên mặt đất

    Đối với tác phẩm bonsai, rễ còn là yếu tố làm tăng thêm vẻ đẹp, nhất là rễ lồi trên mặt đất. Một cây cảnh bonsai đẹp phải có một bộ rễ hoàn chỉnh, không thể khiếm khuyết. Tuy nhiên trong thực tế không phải cây nào cũng được hoàn thiện. Để khắc phục, người ta đã sử dụng phương pháp ghép rễ như trên mà www.ChauHoa.vn đã giới thiệu đến các bạn. Không quá khó và tốn nhiều thời gian công sức mà chúng ta đã có được một cây xanh bonsai đẹp, chúc các bạn thành công với cây cảnh bonsai của mình.

    www.ChauHoa.vn

     

    Những mẫu chậu hoa chậu cảnh đẹp, lạ, độc đáo trang trí cho không gian gia đình bạn

    Ngày đăng: 25-05-2012 53,129 lượt xem